Ý nghĩa tranh đá quý đông hồ Gà Đại Cát
Tranh gà đại cát thể hiện một lời chúc tụng và ước vọng cho một cuộc sống may mắn. Trong tiếng Hán, đại kê (gà trống) gần âm với chữ đại cát. Đây là nội dung của một quẻ bói tốt nhất cho công việc hoặc tương lai của con người được sử dụng trong tranh thay cho lời chúc lành mà người ta gửi đến nhau trong ngày xuân.
Nội dung trực tiếp của bức tranh là hai chữ “đại cát”, nhưng nội dung sâu xa của bức tranh lại là con gà trống ở phía dưới. Trong dân gian xưa và nay có không ít các phương pháp dự đoán tương lai và một trong số những phương pháp đó là xem bói. Một trong những phương pháp bói cổ xưa và khá phổ biến là bói bằng mai rùa, bằng chân gà. Nhưng bản văn cổ nhất của nền văn minh Đông phương nói đến bói toán lại liên quan đến hình ảnh con gà. Đó chính là trù thứ 7 trong Hồng phạm cửu trù. Trù này có tên là Kê Nghi, có nghĩa là hỏi gà.
Trong bức tranh “Gà Đại Cát”, gà được dân gian quan niệm vừa cấm quỷ, vừa cầu may. Hình ảnh chú gà trống oai vệ, hùng dũng biểu tượng cho sự thịnh vượng, cho 5 đức tính tốt của nam giới (người quân tử): tính văn (mào đỏ tựa như mũ cánh chuồn), tính vũ (cựa gà), tính dũng (không sợ địch thủ), tính nhân (kiếm ăn theo đàn, cùng với đồng loại), tính tín (gáy báo giờ chính xác).
Do vậy, chú gà trống măng tơ trong tranh gà đại cát được miêu tả vừa chạy, vừa kêu cục tác, trông no nê, tràn đầy sức sống. Đuôi chú tủa ra như đám cỏ hoa trước gió; cánh chú xòe nhẹ với hàng lông đẹp tựa lưỡi kiếm; đầu ức của chú một màu vàng mỡ màng dễ ưa. Chỉ một mình gà thôi nhưng không vắng lặng chút nào. Dáng chạy nhanh nhanh ấy, cách diễn tả lông đuôi lông cánh ấy lại thêm cái màu vàng rực ấy… tất cả đã tạo ra một sức xao xuyến ngập tràn, một biểu tượng cho sự thịnh vượng của đất nước, của con người. Từ lâu, con gà “Đại cát” đã đi vào lòng người Việt Nam như một lời chúc, mang ý nghĩa nghênh xuân, một ý cổ động và được lặp lặp lại trong nhiều tranh khác.
Trong văn hóa dân gian Việt Nam, hình ảnh con gà có một vị trí quan trọng. Thậm chí trong tín ngưỡng dân gian với tục thờ Mẫu, Thánh, Ngũ Phủ công đồng; ở những nơi này biểu tượng con gà được đứng ở vị trí trang trọng trước điện thờ tiên thánh.
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam có một hiện tượng rất đáng chú ý. Đó là giá chầu “Cô Chín”, theo truyền thuyết đây là vị thần chuyên phụ trách bói toán. Như vậy, hình tượng con gà trong tranh dân gian Việt Nam và con gà trong tín ngưỡng thờ Thánh, cùng có chung một cội nguồn văn hóa Lạc Việt và gắn liền với việc “bói toán”.
Như đã trình bày ở phần trên, hình tượng con gà dùng vào việc bói toán xưa nhất theo bản văn cổ chữ Hán là Hồng phạm cửu trù. Nhưng sử dụng hình ảnh con gà như là một biểu tượng của sự bói toán lại phổ biến trong tín ngưỡng dân gian và trong di sản văn hóa truyền thống Việt Nam. Điều này là một sự minh chứng rõ nét, bổ sung cho quan niệm rằng: Hồng phạm cửu trù được nhắc tới trong Kinh Thư, chính là một di sản văn hóa của người Lạc Việt và là bản hiến pháp cổ nhất của nước Văn Lang, cội nguồn của nền văn hiến trải gần 5000 năm của nước Việt Nam hiện nay . Hình tượng “con gà” trong văn hóa dân gian Việt Nam, chính là sự bảo chứng cho quan niệm này.
Hãy treo bức tranh gà đại cát trong nhà để cầu sức khỏe, may mắn và bình an
CAM KẾT 100% ĐÁ QUÝ THIÊN NHIÊN
Tranh đá quý Sao Ngọc có ánh sáng lấp lánh của những viên đá quý mà không một chất liệu nào có được.
CHẾ ĐỘ BẢO HÀNH
Tranh đá quý Sao Ngọc bảo hành vĩnh viễn cho khách hàng. Tranh bị bụi bẩn có thể dùng bàn chải và xà phòng để chà rửa thoải mái hoặc nếu quý khách có nhu cầu chúng tôi sẽ cho nhân viên đến làm sạch giúp quý khách hoàn toàn miễn phí . Chế độ bảo hành và chăm sóc khách hàng của công ty chúng tôi mang đến chất lượng tốt nhất mà không nơi nào có thể tốt hơn
THIẾT KẾ THEO YÊU CẦU
Chúng tôi nhận chế tác tranh theo mẫu & kích thước riêng của quý khách. Đặc biệt, chúng tôi chế tác ảnh cưới để quý khách lưu giữ mãi mãi không phai nhoà bằng cách trân trọng nhất.